Những câu hỏi liên quan
James Pham
Xem chi tiết
Quỳnh Như
Xem chi tiết
Nguyễn Khánh Huyền
4 tháng 3 2022 lúc 19:53

Tham khảo:

Hồ Chí Minh là vị cha già kính yêu của dân tộc Việt Nam. Sau ba mươi năm bôn ba hoạt động cách mạng ở nước ngoài, Người đã trở về nước để trực tiếp lãnh đạo cuộc cách mạng giải phóng dân tộc. Hoài bão cứu nước đã làm cho Người luôn nghĩ về đất nước: Đêm mơ ước thấy hình của nước (Chế Lan Viên). Đất nước Việt Nam luôn in đậm trong trái tim người. Tình yêu đất nước nồng nàn đã làm Bác quên đi sự gian khổ tột cùng trong bước đường hoạt động cứu nước, cứu dân. Bài thơ Tức cảnh Pác Bó đã cho thấy cuộc sống đầy gian khổ của Bác trong thời kì ở hang Pác Bó nhưng cũng thể hiện tâm trạng thoải mái, lạc quan của Người khi được sống giữa thiên nhiên. Tuy thiếu thốn về vật chất nhưng Bác vẫn tràn đầy tình yêu thiên nhiên và lòng lạc quan tin tưởng. Bác tự hào về cuộc sống đầy ý nghĩa của người cách mạng.

Bình luận (2)
Trần Hài Ngọc
Xem chi tiết
Nga Nguyen
1 tháng 4 2022 lúc 20:53

mik vừa trl r nha bn

Bình luận (0)
Trần Hài Ngọc
Xem chi tiết
Nga Nguyen
1 tháng 4 2022 lúc 20:50

Tham khảo:

Sau khi đọc xong bài thơ Tức Cảnh Pác Pó c̠ủa̠ Hồ Chí Minh em thấy Bác Ɩà một người giản dị ,sống lạc quan .Sự khó khăn thiếu thốn về vật chất không Ɩà gì đối với Bác.Vì đó Ɩà cuộc đời c̠ủa̠ người hoạt động cách mạng ,cuộc sống thật Ɩà “sang”.Người đã sống ѵà Ɩàm việc trong hoàn cảnh hết sức gian khổ: ở trong hang Pác Pó, một hang núi nhỏ sát biên giới Việt-Trung; thường phải ăn cháo ngô măng rừng thay cơm.Tinh thần lạc quan, phong thái cùa Bác Hồ trong cuộc sống hòa hợp với thiên nhiên Ɩà một niềm vui lớn.Sau 34 năm hoạt động cách mạng ở nước ngoài, Bác Hồ trở về Tổ Quốc, trực tiếp lãnh đạo phong trào cách mạng trong nước.Có thể thấy rõ Bác Hồ cảm thấy vui thích, thoải mái khi sống giữa thiên nhiên.Bác Hồ có cuộc sống cách mạng đầy gian khổ ở Pác Pó nhưng Bác không hề thấy chán mà còn rấт thích thú.Tinh thần lạc quan cách mạng lòng yêu nước sâu sắc cùng với tình yêu thiên nhiên đã giúp Bác vượt qua những khó khăn thiếu thốn

Bình luận (0)
My My Anh
Xem chi tiết
Trần Hải Việt シ)
28 tháng 2 2022 lúc 18:58

tham khảo

Trong bài thơ Ngắm Trăng của Bác Hồ em thích nhất hai câu thơ:

"Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ"Ít thấy ai thương trăng trong cái tư thế lạ kỳ này. Đọc lại nguyên văn chữ Hán để thấy rõ hơn vị trí của ba "nhân vật": người, trăng và cái song sắt nhà tù. "Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt, Nguyệt tòng song khích khán thi gia". Nhân, nguyệt rồi nguyệt, thi gia ở hai đầu câu thơ, cái song sắt chắn giữa. Trong mối tương giao tri kỷ tri âm giữa con người và vầng trăng, cái song sắt hiện lên thật thô bạo và bất lực. Hồ Chí Minh ngắm trăng rất giống người xưa trong niềm say mê cái đẹp thiên nhiên nhưng cũng khác người xưa trong sự phát hiện vẻ đẹp của cõi người. Người xưa ngắm trăng thấy trăng đẹp trăng trong càng ngậm ngùi cho cõi đời trầm luân cát bụi. Với Hồ Chí Minh, người ngắm trăng, mê trăng thì trăng cũng mê người. Đây không chỉ là cái hay của bút pháp mà chính là vẻ đẹp của một nhân sinh quan. Cũng cần chú ý thêm: để biểu hiện con người, ở đầu câu thơ trên tác giả dùng chữ nhân, ở cuối câu thơ dưới tác giả dùng thi gia. Hai chữ ấy, cố nhiên, vẫn chỉ là một đối tượng, nhưng đã có sự biến đổi: trước cuộc ngắm trăng, đấy là người tù, sau cuộc ngắm trăng người tù biến mất và xuất hiện nhà thơ. Rõ ràng đã có một cuộc "vượt ngục", và như đã nói trên: cuộc "vượt ngục" đã hoàn thành một cách thần kỳ.

Bình luận (0)
Nguyễn Xuân Phúc
Xem chi tiết
Nguyễn Tuệ Minh
Xem chi tiết
✿✿❑ĐạT̐®ŋɢย❐✿✿
27 tháng 2 2021 lúc 21:33

Tham khảo :

Sau bao nhiêu năm bôn ba tìm đường cứu nước, chủ tịch Hồ Chí Minh bí mật về nước để trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam. Là một nhân vật lịch sử lỗi lạc của dân tộc, là nhà thơ, nhà danh nhân văn hóa. Cuộc đời thơ ca của Bác luôn song hành với cuộc đời chính trị. Trong những năm gian khổ ở cuộc kháng chiến trống Pháp, làm việc trong hoàn cảnh hết sức thiếu thốn, ở hang Pác Pó, bàn làm việc chông chênh bên suối Lê – Nin. Bác đã viết những bài thơ ngấm vào máu thịt của người dân Việt Nam. Bài thơ tức cảnh Pác Pó đã diễn tả được phong thái ung dung ,tinh thần lạc quan yêu đời, "thú lâm tuyền" khoáng đạt, tươi sáng của Bác.

Bình luận (11)
minh nguyet
27 tháng 2 2021 lúc 22:37

Tham khảo:

Trong suốt những năm học, em đã được học rất nhiều bài thơ do Bác Hồ sáng tác. Nhưng trong số đó em thích nhất là bài thơ “Tức cảnh Pác Bó” của Nguyển Ái Quốc. Bài thơ đã nói lên những khó khăn của Bác Hồ khi Bác sống và làm việc ở Pác Bó. Dù có khó khăn gian khổ nhưng Bác Hồ vẩn vượt qua được chính điều đó đã làm cho tôi suy nghĩ rất nhiều về bài thơ này. Ngay từ tiêu đề của bài thơ đã thấy một cái gì đó như bột phát lam nhà thơ phải sáng tác “Tức cảnh” có lẽ là nơi hang cùng, rừng rậm, tức cảnh vật nơi đây nhà thơ đã bột phát ra ý thơ và sáng tác ra bài thơ này. Mờ đầu bài thơ Bác Hồ đã cho ta thấy những khó khăn gian nan của Bác Hồ khi sống ở Pác Bó: “Sáng ra bờ suối tối vào hang Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng” Khi ở Pác Bó chỉ có một mình Bác nên Bác rất là cô đơn nên Bác chỉ còn biết “ sáng ra suối” để làm những việc gì đó còn vào buổi tối Bác chĩ còn biết la “ tối vào hang”.  Chỉ những điều đó cũng chứng tỏ Bác là một người đơn giản không thích sự cầu kì trong cuộc sống. Ở đây thức ăn của Bác cũng rất là đơn giản. Hằng ngày, thức ăn của Bác chĩ có “cháo bẹ rau măng” rất là đơn giản. Vì nơi rừng sâu nên thức ăn của Bác cũng không được sang trọng lắm. Bác đã tận dụng những gì có được ở Pác Bó chế biến thành thức ăn của mình. “ Chỉ hai câu thơ đầu Bác Hồ đã nêu lên những khó khăn của mình khi ở Pác Bó. Nhưng có khó khăn đến mấy thì Bác Hồ vẫn trải qua và có một cuộc sống rất là đơn giản ở Pác Bó. Đến hai câu thơ tiếp theo Bác Hồ đã cho chúng ta thấy dù ở Pác Bó điều kiện làm việc không được thuận tiện cho lắm nhưng Bác vẫn làm việc được và cho đó là một cái sang của mình “Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng Cuộc đời cách mạng thật là sang” Đến hai câu thơ tiêp theo Bác Hồ cho ta thấy công việc cách mạng của Bác Hồ khi ở Pác Bó. Dù ở Pác Bó bàn làm việc của bác chỉ la một cục đá bằng phẳng để Bác có thể làm việc. Mặc dù ở Pác Bó thiếu thốn về điều kiện làm việc nhu thế nhưng Bác vẫn làm tốt công tác cách mạng của mình. Điều đó chứng tỏ Bác vẫn lạc quan trong công việc dù có khó khăn đến mấy. Sự khó khăn gian khổ thiếu thốn về vật chất không làm nao núng tinh thần người chiến sĩ cách mạng trái lại Bác còn cảm thấy thế là đủ, là sang. Qua bài thơ em thấy Bác Hồ là một người có cuộc sống giản dị và lạc quan trong cuộc sống. Chính sự gian khổ ấy đã tôi luyện cho Bác một tinh thần thép và luôn lạc quan tinh tưởng vào tiền đồ của nước nhà. Chúng ta phải biết học hỏi tính cách sống giản dị của Bác Hồ để hoàn thiện bản thân mình hơn.

Bình luận (0)
nguyenhaphuong
Xem chi tiết
NGUYỄN♥️LINH.._.
16 tháng 3 2022 lúc 19:07

tham khảo

"Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng"
Trong hành trình đấu tranh, chiến đấu cố gắng giữ lại những gì thiêng liêng nhất cho Tổ quốc: tự do, sung sướng,... Khi đó, Người cùng không thể tránh khỏi được những sự thiếu thốn vô cùng khi làm việc ở chiến khu Pắc Bó. Từ láy chông chênh ở đây nghĩa là không cân bằng, vững chãi, mà cũng không bằng phẳng. "Bạn đá chông chênh" gợi lên cảnh Người ngồi bên chiếc bàn đá của thiên nhiên, với cây bút và quyền sổ, Người đã dịch ra những trang sử vẻ vảng của một dân tộc anh hùng. Hình ảnh thiếu thốn điều kiện, nhưng lại gợi lên trong lòng tác giả hình ảnh ông cụ chòm râu tóc bạc phơ đăm chiêu ngồi viết bên chiếc bàn đá gợi lên cho độc giả một niềm xúc động với những câu thơ tứ tuyệt của Người.
"Cuộc đời cách mạng thật là sang"
"Sang" ở đây phải là điều kiện, sung túc, đầy đủ nhưng không phải vậy mà là cuộc sống với cái ăn, cái ở mang phong thái cách mạng. Sang ở đây là từ mượn, để chỉ sự lạc quan, yêu đời của Người cho dù có thiếu thốn như thế nào đi chăng nữa, một đời Người thật thanh bạch. Chính những thứ đó đã giúp Bác vững tin, chỉ đạo quân dân chiến đấu chống giặc, giữ lại niềm tự hào của một quốc gia anh hùng.

Bình luận (1)
NGUYỄN♥️LINH.._.
16 tháng 3 2022 lúc 19:07

tui cóp đúng 5 giây

Bình luận (1)
Lê Phương Mai
16 tháng 3 2022 lúc 19:12

Bài thơ "Tức cảnh Pác Bó" của Hồ Chí Minh đã đọng lại trong lòng người đọc bởi chữ "sang" ở cuối bài thơ. Từ "sang" vốn có nghĩa là sang trọng, giàu có. Nhưng trong bài thơ này, từ "sang" có ý nghĩa là sự sang trọng, giàu có về mặt tinh thần của cuộc đời làm cách mạng. Người lấy lí tưởng cứu nước làm lẽ sống, không hề bị những khó khăn, gian khổ, thiếu thốn về vật chát khuất phục. Đó là cái sang trọng, giàu có của nhà thơ luôn tìm thấy sự hòa hợp với thiên nhiên, sự tự tin, cái ugn dung tự tại của một nhà hiền triết với lòng yêu thiên nhiên đến say mê. Đó cũng là cái sang trọng, giàu có của Người. Người tự thấy mình có ích cho công cuộc cách mạng. Tóm lại, qua từ "sang" ở cuối bài thơ đã thể hiện được tinh thần lạc quan, phong thái ung dung tự tại và niềm tin tưởng vào sự nghiệp cách mạng mà Người theo đuổi.

Bình luận (2)
Thái Phạm
Xem chi tiết